Hiểu đúng về vai trò của nước đối với cơ thể và lịch trình uống nước có lợi cho sức khỏe.

Các bài viết mới nhất:


Vai trò của nước đối với cơ thể? Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Y học đã từng làm thí nghiệm chứng minh trên cơ thể con người, nếu chỉ uống nước mà không ăn thì vẫn sống được 7 ngày, nhưng nếu không ăn, không uống thì chỉ sau 3 ngày có thể chết – trừ trường hợp đặc biệt. Nước là một trong những yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất, rất cần thiết cho sự sống và sức khỏe con người. Bộ não con người được tạo thành từ 75% nước. Chỉ cần giảm đi 2% nồng độ nước trong cơ thể là có thể gây ra các dấu hiệu: bộ nhớ ngắn hạn bị kém đi, khó tập trung. Việc mất nước nhẹ là nguyên nhân gây ra hiện tượng mệt mỏi vào ban ngay. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa prô-tê-in và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp một cách hiệu quả. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến nhiều chất độc tích tụ trong cơ thể,…
Vai trò và tỉ lệ nước trong cơ thể
Vai trò và tỉ lệ nước trong cơ thể
Nước còn đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Cơ thể chúng ta kiểm soát nhiệt độ thông qua các tuyến mồ hôi ở da. Khi cơ thể cảm giác nóng, nước trong tuyến mồ hôi ở da sẽ bay hơi và tạo ra hiệu ứng giải nhiệt làm mát. Máu cũng được chuyển vào khu vực gần bề mặt dưới của da, nơi có thể làm lạnh và sau đó quay trở lại vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước đóng vai trò loại bỏ các chất độc tố ra ngoài cơ thể: nước giúp cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố bằng nhiều cách khác nhau. Thường độc tố được loại bỏ qua đường nước tiểu và đường mồ hôi. Nước giúp giảm táo bón và khi chúng ta đi tiểu nước giúp chúng ta đảm bảo rằng độc tố sẽ được đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng và thường xuyên trước khi nó trở nên độc hại cho cơ thể. Khi cơ thể mất nước khiến các chất độc không được nước đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra đau đầu, khiến cơ thể bị nhiễm độc và mắc bệnh tật. Uống đủ nước sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận và gan trong quá trình bài tiết. Một vai trò rất quan trọng của nước là vận chuyển các chất dinh dưỡng có giá trị cho cơ thể: nồng độ của nước trong máu là khoảng 83% và nó giúp mang chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta ăn được chia nhỏ trong hệ tiêu hóa và được hòa tan trong nước. Nước cho phép các chất dinh dưỡng có thể đi qua các mao mạch trong thành ruột vào máu và hệ tuần hoàn, nơi các chất dinh dưỡng và oxy có thể phân phối khắp cơ thể. Tóm lại, ngoài việc duy trì hàng ngày hoạt động của cơ thể, nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật. Vì vậy bạn nên có chế độ uống nước phù hợp. Nên uống 8 lý nước mỗi ngày có thể giảm 45% nguy cơ ung thư ruột kết, giảm 50% nguy cơ ung thư bàng quang, một nghiên cứu thú vị là thậm chí uống nước còn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ. Vậy uống nước như thế nào cho đúng?
Lượng nước uống mỗi ngày
Lượng nước uống mỗi ngày
Trước hết cần uống đủ nước: Một người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1,5 – 2,5 lít, trung bình là 2 lít là đủ. Người hay vận động nhiều cần bổ sung 3 lít nước mỗi ngày. Nếu uống quá ít nước khiến cơ thể không đủ nước dẫn đến da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, bị sỏi thận… Có một số người cho rằng uống càng nhiều nước sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhưng không phải vậy, nếu uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày) sẽ gây áp lực cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng. Vì vậy, Nếu bạn có một lối sống ít vận động và làm việc trong môi trường điều hòa cả ngày, không có điều kiện để nước thoát ra theo tuyến mồ hôi, thì chỉ uống nhiều nhất là 2 lít nước. Nếu uống nhiều, nước sẽ tích lũy trong thận và gây phù nề. Còn với người hoạt động thể chất nhiều, uống 3 lít nước mỗi ngày mới đảm bảo sức khỏe. Nên uống khi nào?
thời gian uống nước trong ngày
thời gian uống nước trong ngày
Uống nước thường xuyên, lượng nước cần chia đều trong ngày: uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút để kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cần uống nước trước khi vận động hay khi tập thể dục, vì trong quá trình tập, cơ thể  sẽ mất một lượng nước khá lớn do tiết mồ hôi, việc uống nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Lưu ý đừng để đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì khi thấy khát nước, lúc đó cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước. Ví dụ điển hình về lịch uống nước 1 ngày: – 6h00: Uống ly đầu tiên để làm ẩm cơ thể, sau đó 30 phút nên ăn sáng. – 8h: Uống ly thứ hai, bắt đầu ngày làm việc (Khoảng 1 giờ sau khi ăn sáng có một ly nước để bắt đầu ngày làm việc mới). – 11h30: Uống nước 30 phút trước khi ăn trưa. – 13h30: Uống ly nước một giờ sau khi ăn trưa để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn. – 15h: Uống thêm một ly nước hoặc một tách trà để tạo sự thoải mái (dung tích tương đương 1 ly nước) – 17h30: một ly nước, ly nước này sẽ giúp bạn tránh ăn nhiều vào buổi tối. – 20h30: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm – 22h: Ly nước cuối cùng của ngày, đây cũng là ly nước rất quan trọng với cơ thể. Hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ và giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể sắp xếp lại thời gian cho phù hợp hơn với lịch trình công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nên thực hiện uống đủ nước để có sức khỏe tốt. Save

1 bình luận về “Hiểu đúng về vai trò của nước đối với cơ thể và lịch trình uống nước có lợi cho sức khỏe.

  1. Pingback: Lợi ích và vai trò của nước sạch - Lọc nước trực tiếp tại vòi CleanSui - Mitsubishi Nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button